Chọn tấm lấy sáng từ nhựa poly hay nhựa Composite để tiết kiệm hơn?

Thứ sáu, 10/12/2021, 23:02 GMT+7

Nên chọn tấm lấy sáng từ nhựa Poly hay nhựa Composite? Đây là 2 loại nhựa phổ biến được sử dụng ngày càng nhiều trong xây dựng, nội thất đặc biệt là trong xây dựng công trình, khu công nghiệp, nhà cửa dân dụng,... những địa điểm muốn tận dụng ánh sáng tự nhiên vào không gian sinh hoạt. 

 

1. Nhựa Poly là gì? Nhựa Composite là gì? Ứng dụng vào tấm lấy sáng như thế nào? 

 

Nhựa Poly thường có các loại phổ biến như nhựa PE, PP, PVC, PC, PET:

- Nhựa Polyethylene (PE) thường được dùng làm các loại túi xách, can đựng lên đến 20 lít, chuyên sản xuất nắp chai dùng bảo quản trong môi trường không có chất gây mùi. 

- Nhựa Polypropylene (PP) thường dùng để tạo thành sợi và dệt thành bao bì chứa đựng và bảo quản các loại thực phẩm, lương thực, ngũ cốc với số lượng lớn. 

- Nhựa Polyvinyl Chloride (PVC) phần lớn được sử dụng vào làm ống thoát nước, bao bọc dây cáp điện, màng bọc thực phẩm, màng co bao bọc, áo mưa,...  

- Nhựa Polyethylene Terephthalate (PET) được chuyên dùng để sản xuất chai nhựa, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas,..

- Nhựa Polycarbonate (PC): Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng. Làm các chi tiết cho ô tô, thiết bị bảo vệ, máy bay. 

Đặc biệt với đặc tính trong suốt có độ bền, độ cứng rất cao cùng với khả năng chống ăn mòn và không bị tác động bởi các thành phần của môi trường xung quanh. Kết hợp với khả năng truyền ánh sáng và chống tia UV tốt nên nhựa Polycarbonate (PC) ngày càng được ưu tiên dùng nhiều trong việc sản xuất các tấm lấy sáng ở các công trình vừa có thể che mưa, nắng vừa có thể lấy ánh sáng tự nhiên. 

 

Tấm lấy sáng từ nhựa Polycarbonate 

 

Nhựa Composite còn được gọi là nhựa FRP (Fibeglass Reinfored Plastic) hoặc nhựa cốt sợi thủy tinh. Bởi Composite là loại nhựa tổng hợp, gồm 2 thành phần chính là vật liệu nền (như polymer (polyester, Polyethylene, Polypropylene, Polyvinyl Chloride,…), xi măng, kim loại,…) và nguyên liệu gia cường - phần cốt (loại hạt (hạt đất sét, hạt kim loại, bột đá, bột gỗ,...) hoặc sợi (ceramic, cellulose, thủy tinh, carbon, …) hoặc các hình dạng đặc biệt khác.)

Sự kết hợp 2 phần chính làm cho Composite có thể chịu nhiệt lên đến 3000 độ C, tăng độ bền, chất liệu nhẹ nhưng đảm bảo độ dẻo dai, chịu va đập và uốn éo nên cũng được sử dụng làm các tấm lợp lấy sáng với nhiều hình dáng khác nhau như dạng phẳng, dạng sóng, dạng ngói,...

 

Tấm lấy sáng từ nhựa Composite

Vậy nên chọn sử dụng tấm lấy sáng từ nhựa poly hay nhựa Composite để mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho công trình? Cùng theo dõi tiếp theo nhé!  

>>> Xem thêm Ứng dụng phổ biến của ngói nhựa lấy sáng bạn cần biết

 

2. So sánh hiệu quả của tấm lấy sáng từ nhựa Poly và nhựa Composite    

 

 

Nhựa Polycarbonate (PC)

Nhựa Composite 

Hình dáng tấm lấy sáng 

Dạng đặc ruột (Dạng phẳng)
Dạng rỗng ruột

Dạng phẳng  

Dạng đặc ruột (Dạng phẳng)

Dạng sóng 

Đặc tính 

Dễ dàng uốn công ở nhiệt độ thường, độ dẻo cao 
Trọng lượng nhẹ, bằng ⅛ thủy tinh có cùng độ dày  

Dễ dàng tạo thành hình vòm cong do được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp. Là biện pháp thay thế cho   kịch hiệu quả hay nhựa poly rỗng ruột. 

Khả năng lấy sáng 

Lấy sáng hầu như trọn vẹn từ ánh ánh sáng tự nhiên, lên đến 93%.

Khả năng lấy sáng thấp hơn khoảng 85%

Thường dùng trong 

Nhà kính trồng rau 

Mái che giếng trời 

Ngoại thất nhà cửa
Mai che bể bơi, sân vận động 

Lợp mái nhà kính
Nhà xưởng
Phơi gạch nhà máy, sân phơi.

Cách âm

Cách âm tốt khi mưa đổ xuống,  lên đến 31db giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn. 

Thấp hơn so với nhựa polycarbonate 

Độ chịu lực, độ bền 

Poly rỗng ruột có ưu thế vượt trội nhất với gấp 8 lần so với tấm nhựa mica, gấp 200 lần so với kính thường.

Chất lượng không thể nào kém cạnh so với nhựa polycarbonate 

Cách nhiệt

Giảm cường độ ánh sáng, hạn chế hấp thụ nhiệt độ vào mùa hè, giữ ấm vào màu đông  

Có khả năng lấy sáng tốt nhưng độ trong của Composite lại thấp hơn nhựa Polycarbonate

Chi phí 

Giá rẻ hơn so với kính cường lực, lại bền hơn những tấm lợp mica, tấm nhựa composite, tấm lợp nhựa polyester lấy sáng

Chi phí sản xuất cao nên tấm lấy sáng từ nhựa Composite thường cao hơn so với tấm lợp nhựa polycarbonate 

Màu sắc 

Lấy sáng tốt như màu xanh dương, trắng trong, xanh lá. Còn lấy sáng giảm thì sử dụng gam màu tối như màu chàm, màu đỏ…

Đen, xanh, trong suốt vân gỗ,....

 

>>> Xem thêm Những tính năng ưu việt của ngói nhựa lấy sáng

Việc lựa chọn tấm lấy sáng từ nhựa poly hay nhựa Composite sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của người dùng dựa vào các yếu tố như tài chính, địa hình, độ chịu nhiệt, cách âm, độ sáng,....của tấm lợp. Tuy nhiên, bạn lựa chọn tấm lợp từ nhựa Polycarbonate để sử dụng cho công trình bạn được xem là một biện pháp tối ưu hơn với đặc tính vượt trội như khả năng lấy sáng lên đến 93% nhưng không hấp thu nhiệt độ, giữ nhiệt độ bên trong luôn dễ chịu vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, độ bền cao và độ cách âm lớn của tấm lấy sáng từ nhựa polycarbonate. Lộc Phát tự tin cung cấp các loại tấm lấy sáng từ nhựa Poly Polycarbonate uy tín, chất lượng cao. 

 

Hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ: 568 QL20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

Hotline: 0972371678

Email: [email protected]

Website: http://vatlieuxaydunglamdong.com

 

Ý kiến của bạn
Hotline
Hotline:
0972371678